Âm Dương Ngũ Hành là một trong những học thuyết ưu tú nhất của phương Đông cổ đại. Theo học thuyết này để lý giải nhiều vấn đề phức tạp của tự nhiên, xã hội, thuyết Âm Dương Ngũ Hành ngày nay đã có nhiều cải biến để phù hợp hơn trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên nhưng giá trị mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Âm Dương Ngũ Hành là gì? Những điều cơ bản về Âm Dương Ngũ Hành
Âm dương ngũ hành là gì?
Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa, lần đầu tiên được tìm thấy trong sách “Quốc ngữ”. Theo nghiên cứu tài liệu này thì tất cả vật chất trong vũ trụ đều mang hai dạng năng lượng là: Âm và Dương.
Âm khí đại diện cho nguồn năng lượng lạnh sự ảm đạm, buồn bã, yếu đuối… Dương khí lại đại diện cho nguồn năng lượng nóng như sự nhiệt tình, hân hoan, phấn chấn, mạnh mẽ… Sự tác động qua lại của 2 nguồn năng lượng này duy trì trạng thái cân bằng cho vũ trụ ở hầu hết các mặt có trong cuộc sống.
Tuy nhiên, việc vận dụng thuyết Âm Dương vào trong đời sống cần được vận dụng một cách linh hoạt. Âm Dương Ngũ Hành đã đánh dấu một bước phát triển mới trong tư duy và nhận thức của con người đặt biệt là khoa học phương Đông, nơi mà những khái niệm về thượng đế, quỷ thần vẫn còn tồn tại và chưa có lời giải thích thỏa đáng. Vì vậy, để có thể thấu hiểu học thuyết Âm Dương Ngũ Hành đòi hỏi phải có cơ sở khoa học nhằm lý giải màu sắc của triết học phương Đông.
Ngày nay, thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã là một phần trong đời sống người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc vận dụng tốt Âm Dương Ngũ Hành vào các hoạt động của đời sống như xây nhà, cưới hỏi, mua bán…đem lại những tín hiệu tích cực cho cuộc sống của người dân.
Phong thuỷ ngũ hành
Một trong những ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ Hành là phong thủy và được giải thích theo khoa học theo đó, quy luật vận động năng lượng của sự sống xoay quanh 5 Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Đặc trưng của ngũ hành
Trong phong thủy Ngũ Hành dùng để chỉ 5 thuộc tính Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ. Theo đó mọi vật đều được gắn các thuộc tính này để lý giải về các nguyên lý năng lượng. Vạn vật trong vũ trụ đều có sự tương tác qua lại giữa chúng nhằm tạo sự cân bằng, sự tương tác này được diễn dãi bằng những quy luật Ngũ Hành.
Các quy luật ngũ hành
Sự hoạt động của Ngũ Hành được miêu tả bằng các quy luật ngũ hành, chúng bao gồm những quy luật sau:
Quy luật Ngũ Hành tương sinh
Quy luật ngũ hành tương sinh trong ngũ hành dùng để chỉ mối quan hệ hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, quy luật ngũ hành tương sinh này được khái quát: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Mỗi một Hành đều có quan hệ với 2 hành khác, chúng xoay vòng lặp lại tạo thành một vòng tròn khép kín. Mối quan hệ hai chiều tương hỗ được diễn tả: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh. Sự hỗ trợ lẫn nhau rất dễ giải thích như sự vận động trong cuộc sống. Chẳng hạn Thủy sinh Mộc vì nước sẽ giúp cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa vì gỗ là nguyên liệu để tạo ra lửa. Và các mối quan hệ khác cũng được diễn giải tương tự.
Quy luật Ngũ Hành tương khắc
Song song với tương sinh thì vẫn luôn tồn tại một quy luật Ngũ Hành tương khắc, sự ra đời của Ngũ Hành tương khắc nhằm giữ thế cân bằng với mối quan hệ tương sinh. Tương khắc trong Âm Dương Ngũ Hành chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau, cụ thể như sau: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim…
Tương tự mối quan hệ tương sinh, để lý giải cho sự tương khắc là mỗi một hành đều có quan hệ khắc chế: Cái-Nó-Khắc và Cái-Khắc-Nó. Được lý giải theo lẽ tự nhiên. Ví dụ Thủy khắc Hỏa vì nước sẽ dập tắt lửa. Hỏa khắc Kim vì lửa có thể nung chảy kim loại, Mộc khắc Kim vì Kim có thể dùng để đốn hạ mộc.
Quy luật Ngũ Hành chế hoá
Quy luật được hiểu là quy luật hoạt động của cơ chế tương sinh và tương khắc trong một thể thống nhất, qua đó vẫn đảm bảo duy trì được sự cân bằng.
Lấy ví dụ cho ba Hành: Hỏa, Kim, Thủy. Vòng tròn tương sinh, tương khắc tương tác qua lại giữa 3 Hành là Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy khắc Hỏa. Quy luật chế hóa sẽ được diễn giải như sau: Hỏa khắc Kim nhưng nếu khắc nhiều quá, Kim sẽ sinh Thủy và Thủy sẽ khắc chế lại Hỏa. Từ đó tạo ra sự cân bằng giữa các Hành nhằm duy trì sự ổn định của vạn vật.
Quy Luật Ngũ Hành phản sinh
Để diễn giải quy luật ngũ hành phản sinh trong Âm Dương Ngũ Hành, có thể diễn giải từ những điều trong cuộc sống bằng 2 Hành là Thổ và Kim. Thổ sinh Kim nhưng nếu Thổ quá nhiều thì sẽ vùi lấp luôn cả Kim do đó những sự tương sinh hay tương khắc đều có sự giới hạn của nó.
Ngũ hành phản khắc
Ngũ hành phản khắc được diễn giải như hành Kim và Mộc ta biết được Mộc khắc Kim tuy vậy nếu Mộc quá nhiều thì sẽ làm hư hại Kim. Dễ hiểu hơn là nếu lấy con dao chặt cây mà quá nhiều cây thì con dao sẽ bị hư và không còn sắc bén nữa.
Qua những điều cơ bản về Âm Dương Ngũ Hành có thể thấy được vạn vật đều vận hành theo ngũ hành này. Luôn tồn tại song song sự tương sinh và tương khắc nhằm duy trì sự cân bằng trong vũ trụ, việc áp dụng cũng cần linh hoạt và ở mức vừa phải không sẽ phản tác dụng.